Theo kinh nghiệm dân gian vào những này hè oi nóng các mẹ thường sử dụng lá chè xanh để tắm cho con với mục đích giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên da bé, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy, da chết ( cứt trâu )...một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Cách dùng xịt lợi khuẩn Dermabio đúng cách cho bé
- Máy ngậm trắng răng Snow Smile chính hãng
- Sự thực Lycium Ampoule có tốt như quảng cáo
- Sự thực thuốc tiểu đường Diagold
- Sự thực Keto Slim có giúp giảm cân hiệu quả không?
Đã bố mẹ nào thử áp dụng phương pháp tắm lá chè xanh cho con chưa ah. Bố mẹ đã biết cách sử dụng lá chè xanh làm nước tắm sao cho đúng cách mà không gây hại cho làn da non yếu của bé hay chưa? Nếu bố mẹ chưa từng tắm loại ” lá thần kỳ ” cho con lần nào mời bố mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tôi Thảo Mộc để có thêm thông tin về cách trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, da chết ( cứt trâu )… cho con bằng cách tắm lá chè xanh.
1. Công dụng của lá chè xanh
Từ bao đời nay lá chè xanh đã được người dân Việt Nam ta sử dụng với vai trò là một loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Trong lá chè xanh chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như: Vitamin A, B2, B3,, C, chất chống oxi hóa, penol, catechin, flo, magie, niken, selen, nhôm, kali, iot, asen…Mỗi ngày uống một bình lá chè xanh giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giảm stress, giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường, giảm huyết áp, đào thải độc tố, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, tăng khả năng miễn dịch, giúp tinh thần luôn minh mẫn, tỉnh táo…
2. Tắm lá chè xanh cho trẻ có tốt không?
Theo kinh nghiệm dân gian vào những ngày hè oi nóng tắm lá chè xanh cho bé giúp:
- Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, chốc đầu ( cứt trâu ) bám trên da bé.
- Giúp làm sạch da và mát da.
- Giúp tiêu viêm, kháng khuẩn tốt.
- Điều trị chứng hăm tã, ngứa mẩn đỏ ở vùng kín của trẻ.
- Giúp làm lành các tổn thương trên da một cách nhanh chóng.
- Tạo mùi thơm dịu nhẹ.
- Giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh về da.
- Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công da bé.
- Loại bỏ, đào thải độc tốt, cặn bẩn, chất nhờn bám trên da bé.
- Giúp da luôn khô ráo, thoáng mát.
Theo nghiên cứu khoa học trong lá chè xanh có chứa chất oxi hóa, chất penol, catechin có khả tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn 1 cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh đó trong lá chè xanh còn chứa các loại vitamin như Vitamin A, B2, B3, C giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, bảo vệ làn da.
Với những ưu điểm của lá chè xanh thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lá chè xanh để tắm cho con với mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại bám trên da bé, giúp bảo vệ làn da non yếu của trẻ, tăng cường sức đề kháng và trị tận gốc các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, mẩn ngứa, chốc đầu ( cứt trâu )…
3. Có nên tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh hay không?
Lá chè xanh được ví như một loại kháng sinh quý giá bởi nó có khả năng kháng viêm, tiêu viêm, tiêu diệt vi khuẩn, phòng viêm nhiễm, trị được nhiều chứng bệnh…
Các tinh chất trong lá chè xanh giúp tăng cường sự tái tạo tế bào, tăng khả năng miễn dịch cho da.
Lá chè xanh có tác dụng khử mùi, phòng và điều trị viêm nhiễm rất hiệu quả.
Lá chè xanh chứa nhiều dược tính có tác dụng phòng ngừa được nhiều bệnh nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh với mục đích giúp da con thêm khỏe khoắn, khô ráo, sạch nhờn, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, ngòng viêm nhiễm…
4. Không nên tắm lá chè xanh cho trẻ trong các trường hợp nào?
Lá chè xanh chứa rất nhiều dược tính có lợi trong việc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, tiêu diệt vi khuẩn gây hại bám trên da. Nhưng mẹ lưu ý không nên sử dụng quá nhiều lá chè xanh làm nước tắm cho con như vậy sẽ rất dễ gây hại cho làn da non yếu của trẻ.
Khi thấy trẻ có một trong số những triệu chứng sau mẹ tuyệt đối không sử dụng phương pháp tắm lá chè xanh cho con.
- Không tắm lá chè xanh cho trẻ khi trẻ chưa rụng rốn.
- Không tắm lá chè xanh khi trẻ bị mắc các chứng bệnh ngoài da nặng.
- Không tắm lá chè xanh khi trên người trẻ có vết thương hở, vết thương lở loét, bưng mủ.
- Không tắm lá chè xanh cho trẻ khi trẻ vừa mới đi tiêm phòng về.
- Không tắm lá chè xanh cho trẻ khi trẻ bị sốt cao.
Trước khi tắm lá chè xanh cho bé mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Bé tắm lá chè xanh có bị đen da không?
Khi tắm nước lá chè xanh cho con mẹ thường thấy trên khăn mặt của con bị nước chè bám vào làm khăn bị đen và không thể giặt sạch. Nên rất nhiều mẹ lo ngại về vấn đề tắm lá chè xanh cho con có khiến da con bị đen hay không?
Do làn da của bé còn khá non và yếu, vì vậy nếu tắm lá chè xanh thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng đen da ở trẻ. Mặt khác trong lá chè xanh có chứa rất nhiều nhựa chè nếu mẹ không sơ chế kỹ trước khi đun để tắm cho con thì phần nhựa lá rất dễ bám vào da làm da con bị đen hơn.
Khi mẹ ngưng sử dụng tắm lá chè xanh cho con thì da của con sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
6. Cách nấu nước tắm lá chè xanh cho bé
6.1 Chọn lá chè xanh
- Bạn cần chọn lá chè sạch, rõ nguồn gốc, không chứa thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật, lá chứa thuốc kích thích…
- Chọn 100g lá chè tươi không bị sâu, úa, thối, rữa.
6.2 Sơ chế lá chè xanh
- Mẹ rửa sạch 100g lá chè xanh với nước trắng để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng, ký sinh trùng bám trên lá.
- Ngâm lá chè xanh với 1 nước muối pha loãng từ 10 tới 15 phút để loại bỏ các chất độc hại bám trên lá chè.
- Rửa lại lá chè một lần nữa để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn, độc tố, ký sinh trùng bám trên lá chè sau đó vớt lá ra giá để giáo nước.
6.3 Cách nấu nước lá chè xanh
- Dùng 100g lá chè xanh đã rửa sạch cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Tới khi nồi sôi hạ nhỏ lửa tiếp tục đun từ 3 tới 5 phút cho các dưỡng chất trong lá chè được thoát ra ngoài thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước bỏ bã.
7. Các bước chuẩn bị nước tắm lá chè xanh
7.1 Chuẩn bị phòng tắm
- Chuẩn bị phòng tắm sạch sẽ, khô giáo, ấm áp.
- Chuẩn bị 2 chậu tắm 1 chậu đựng nước lá chè xanh, 1 chậu đựng nước trắng.
- Chuẩn bị 2 khăn tắm, 2 khăn mặt mềm 1 khăn để rửa mặt và tắm, 1 khăn để lau khô đầu cho bé.
- Quần áo ( mũ đội thóp, bao chân, bao tay ) cho bé.
7.2 Cách pha nước tắm lá chè xanh cho bé
- Mẹ pha 2 lít nước lá chè xanh đã đun sôi với 6 tới 8 lít nước trắng để tắm cho bé.
- Chậu còn lại mẹ đựng nước trắng để tắm lại cho con.
- Nhiệt độ nước pha để tắm cho bé luôn dao động từ 35 tới 38 độ.
- Mẹ không được pha nước quá nóng tắm cho bé sẽ khiến bé dễ bị bỏng. Trái lại nếu mẹ pha nước quá lạnh tắm cho bé sẽ khiến bé dễ bị cảm.
- Mẹ không nên pha nước lá chè xanh quá đặc để tắm cho con sẽ khiến da con dễ bị dị ứng. Nếu mẹ pha nước quá loãng sẽ làm mất đi các dưỡng chất trong nước tắm của con.
8. Cách tắm nước lá chè xanh cho bé
- Trước khi tắm nước lá chè xanh cho bé để tránh trường hợp bé bị dị ứng bố mẹ cần phải thử xoa lên tay con một lớp nước lá chè xanh nguyên chất xem tay con có bị dị ứng, mẩn đỏ hay không nếu bé không sao bố mẹ mới sử dụng để tắm cho bé.
- Bố mẹ nên tắm cho bé sau khi bé ăn được khoảng 1 tiếng. (không tắm cho bé lúc bé đói cũng như lúc bé no ).
- Chỉ tắm cho bé từ 3 tới 5 phút không nên tắm quá lâu sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh.
- Tiếp theo bố mẹ cởi hết đồ của bé và ủ ấm cho con bằng cách dùng khăn tắm to quấn quanh người con.
- Dùng khăn mềm nhỏ nhẹ nhàng xoa đầu cho bé để loại bỏ đi chất nhờn và mồ hôi. Sau khi gội đầu xong cần lau khô đầu cho bé.
- Cởi khăn quấn quanh người bé từ từ cho bé xuống chậu nước lá chè xanh.
- Một tay mẹ nhẹ nhàng đỡ phần đầu cổ bé tránh bé bị ngạt nước.
- Dùng khăn nhỏ đắp lên bụng của bé cho bé đỡ lạnh rồi nhẹ nhàng kỳ toàn cơ thể bé.
- Bố mẹ chú ý kì nhẹ nhàng những vùng như da như mặt, lưng, vùng cằm và vùng cổ, bẹn, các ngón tay, ngón chân… của bé vì đây là những vùng nhạy cảm mà vi khuẩn dễ ẩn nấp và tấn công nhất khiến cho bé bị rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã, lở loét…
- Trong lúc tắm bố mẹ cần phải thật cẩn thận không cho nước bắn vào mắt con.
- Khi con tắm xong ở chậu nước lá chè xanh bố mẹ cho bé tắm lại với nước trắng để tránh phần nước lá còn bám trên da bé sẽ khiến bé dị ứng.
- Tắm xong bố mẹ dùng khăn khô lau người và ủ ấm cho bé.
- Mặc quần áo để giữ ấm cơ thể của con.
9. Những lưu ý khi tắm lá chè xanh cho bé
Lá chè xanh chứa rất nhiều tác dụng như: tiêu diệt vi khuẩn, trị hăm tã, mẩn đỏ, mụn nhọt, mẩn ngứa, loại bỏ chất nhờn bám trên da bé…
Vì da trẻ còn rất non yếu và dễ bị mẫn cảm nên khi sử dụng lá chè xanh để tắm cho con mẹ cần lưu ý những điểm sau
9.1 Chọn nguyên liệu
- Bạn cần chọn nguồn nguyên liệu tươi, rõ nguồn gốc, không chứa thuốc trừ sâu, thuốc kích thích.
- Mẹ nên chọn những lá bánh tẻ không sử dụng lá quá già hoặc quá non.
- Trước khi sử dụng mẹ cần rửa thật sạch lá.
- Ngâm lá với 1 chút nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, côn trùng, chất độc hại bám trên lá rồi mới sử dụng.
9.2 Cách pha nước tắm cho bé
- Phòng tắm của con phải sạch sẽ, khô ráo, ấm áp.
- Nhiệt độ nước tắm phải vừa phải không quá nóng, không quá lạnh.
- Trước khi tắm nước lá chè xanh cho con bố mẹ cần thử trước lên da tay bé xem có bị dị ứng hay không nếu con không sao bố mẹ mới sử dụng lá chè xanh để tắm cho con.
- Không pha nước quá đặc để tắm vì pha nước đặc rất dễ khiến da con bị kích ứng. Trái lại không pha nước lá quá loãng sẽ làm giảm các dưỡng chất trong nước tắm.
9.3 Kết hợp tắm sữa tắm cho con
Ngoài cách chỉ tắm nước lá chè xanh cho bé mẹ còn có thể kết hợp với sữa tắm để tắm cho con giúp làm sạch da và lưu lại mùi hương dễ chịu trên da bé.
- Mẹ có thể kết hợp tắm nước lá chè xanh cùng sữa tắm để tắm cho bé sau đó mẹ tắm lại cho con với nước trắng.
- Mẹ có thể tắm sữa tắm cho con trước sau đó mẹ tắm nước lá chè xanh và cuối cùng là nước trắng cho con.
- Mẹ lưu ý không được kết hợp nước tắm lá chè xanh với các loại lá tắm khác hoặc kết hợp nước lá chè xanh với nước cốt chanh.
9.4 Cách tắm cho con
- Da trẻ còn non nớt và dễ bị tổn thương chính vì thế khi tắm cho bé mẹ cần nhẹ tay không kỳ mạnh lên da bé sẽ rất dễ khiến da con bị trầy xước.
- Khi tắm mẹ phải thật cẩn thận tránh nước tắm vào miệng, mắt của con.
- Những ngày trời không oi nóng mẹ chỉ nên tắm cho con 1 lần trên ngày.
- Với những ngày hè oi nóng 1 ngày mẹ chỉ tắm tối đa cho bé 2 lần vào 9 giờ sáng và lúc 5 giờ chiều mẹ tuyệt đối không được tắm quá nhiều lần trong ngày cho con.
- Chỉ tắm cho bé khi bé đã ăn no được khoảng 1 tiếng ( không tắm cho bé lúc bé đói, hoặc quá no hoặc lúc con buồn ngủ ).
- Chỉ tắm cho con từ 3 tới 5 phút không tắm quá lâu sẽ khiến con dễ bị cảm.
9.5 Không nên tắm nước lá chè xanh cho trẻ trong những trường hợp sau
- Không tắm nước lá chè xanh cho con khi con chưa rụng rốn.
- Khi trên người bé xuất hiện những vết thương hở, mụn nhọt bưng mủ bố mẹ tuyệt đối không sử dụng lá chè xanh để tắm cho con.
- Khi con bị viêm da nặng mẹ không được sử dụng cách này để tắm cho con.
- Trong quá trình tắm cho bé nếu thấy có dấu hiệu mẩn ngứa, dị ứng cần ngưng ngay. Nếu dấu hiệu ngày càng nặng cần đưa bé tới các phòng khám gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
- Trước khi sử dụng lá chè xanh để tắm cho con mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
9.6 Không lạm dụng tắm lá chè xanh cho con
- 1 tuần chỉ nên tắm lá chè xanh cho con 2 tới 3 lần không được lạm dụng cách này với mục đích nhanh giúp con mau hết rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã, chốc đầu…
- Nếu sử dụng quá nhiều lá chè xanh để tắm cho con có thể làm mất cân bằng pH trên da bé.
- Lá chè xanh được xem là loại lá có nhiều công dụng nhưng trước khi sử dụng lá chè xanh làm lá tắm cho con mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
10. Lời khuyên trị ghẻ lở, rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa cho con
Rôm sảy mẩn ngứa, ghẻ lở, hăm tã, đau rát, đỏ vùng kín ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu vẫn là yếu tố môi trường như: Chỗ vui chơi của trẻ, chất liệu quần áo trẻ mặc, chất lượng bỉm, ăn uống, vệ sinh cho trẻ…Để hạn chế tình trạng hăm tã, mẩn ngứa, rôm sảy, ghẻ lở cho trẻ mẹ cần lưu ý
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi cho trẻ.
- Chọn chất liệu quần áo cotton mềm, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Thường xuyên thay quần áo và lau khô người cho bé để hạn chế mồ hôi.
- Cho con chơi ở những nơi cao ráo, thoáng mát ( bật quạt, điều hòa với mức nhiệt vừa phải cho trẻ vui chơi ).
- Với những bé dưới 6 tháng mẹ cần bổ sung nhiều nước, các loại hoa quả, thức ăn đủ chất ( không uống rượu, bia, cafe, đồ cay, nóng…) để cung cấp nguồn sữa dồi dào cho bé bú.
- Với những bé trên 6 tháng mẹ kết hợp cho con uống nước, ăn hoa quả mát, các loại thức ăn có tính mát cho bé.
- Thường xuyên rửa chân tay, mặt mũi cho con để tránh vi khuẩn tấn công da bé.
- Không nên ôm ấp, thơm hôn trẻ quá nhiều sẽ khiến cho con bị nóng, vi khuẩn tấn công và nổi mụn nhọt.
- Lựa chọn những loại bỉm mềm mại, thấm hút tốt để đóng cho bé.
- Mẹ nên hạn chế đóng bỉm cho con để phòng chứng hăm tã, mẩn đỏ vùng kín ở trẻ ( trước khi đóng bỉm cho con mẹ cần lau khô hoặc sấy khô vùng bẹn, hậu môn của con ).
- Kết hợp tắm cho con những loại lá tắm có tính mát giúp đẩy lùi rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, hăm tã…ở trẻ.
- Khi tắm cho con mẹ có thể kết hợp tắm cùng sữa tắm để loại bỏ chất nhờn, da chết bám trên cơ thể bé.
Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc những chia sẻ của Tôi Thảo Mộc cách tắm lá chè xanh cho bé giúp con đẩy lùi mụn nhọt, da chết, mẩn ngứa, nổi mề đay, hăm tã…Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe.
Trả lời